Mon - Sat: 7:00 - 17:00
084.665.0123

Tin tức

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng mạnh dù COVID-19

TTO – Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan ngày 4-10, ước tính trong 9 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 483,2 tỉ USD, tăng mạnh 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 240,52 tỉ USD, tăng 18,8%, còn tổng trị giá nhập khẩu đạt khoảng 242,65 tỉ USD, tăng 30,5%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thâm hụt trong 9 tháng qua là 2,13 tỉ USD.

Số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu lũy kế từ đầu năm đến ngày 30-9 đạt 285.624 tỉ đồng, bằng hơn 90% dự toán được giao, tăng 25,83% so với cùng kỳ năm trước.

Về kim ngạch xuất khẩu, hầu hết trị giá xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực đều tăng. Theo thống kê, gỗ và sản phẩm gỗ có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng ước đạt mức cao nhất với tổng trị giá 11,1 tỉ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Còn 2 nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da giày và clanhke, xi măng có tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua đạt lần lượt là 1,458 tỉ USD và 1,2 tỉ USD, đều tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước.

Về các mặt hàng nhập khẩu được nhập về 9 tháng đầu năm, chủ yếu đều là nguyên liệu sản xuất và vẫn tăng mạnh dù dịch COVID-19. Đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Ước tính đến hết tháng 9, cả nước nhập khẩu nhóm mặt hàng này lên đến 53,69 tỉ USD, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cũng được nhập tới hơn 35 tỉ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với điện thoại các loại và linh kiện, cả nước đã chi 14,49 tỉ USD để nhập khẩu nhóm sản phẩm này, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chất dẻo nguyên liệu ước tính đến hết tháng 9, nhập khẩu mặt hàng này của cả nước là 5,4 triệu tấn, trị giá hơn 9 tỉ USD; tăng hơn 11% về lượng và 50,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ôtô nguyên chiếc có tỉ lệ tăng trưởng cao hơn cả về số lượng và trị giá nhập khẩu so với các nhóm mặt hàng khác. Ước tính đến hết tháng 9, cả nước nhập 112.000 ôtô các loại, trị giá đạt 2,51 tỉ USD, tăng 67,9% về lượng và 69% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đọc thêm

Xuất khẩu hàng hóa của Thành phố Hồ Chí Minh trong 2 tháng tăng 25,1%

Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch 2 tháng đầu năm 2021 đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ 2020.

Số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 2/2021 của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 4,04 tỷ USD, tăng 2,5% so tháng 1.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt xấp xỉ 8 tỷ USD, tăng 25,1% so cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu không tính dầu thô đạt 7.604,5 triệu USD, tăng 26,5% so cùng kỳ năm trước.

Theo đó, trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết mặt hàng đều giảm do trùng với kỳ nghỉ Tết Tân Sửu, tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 2 tháng đầu năm của nhiều mặt hàng tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm đạt 224,6 triệu USD, tăng 60,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu máy móc, thiết bị, linh kiện và phụ tùng 2 tháng đầu năm đạt 400 triệu USD, tăng 23%; kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,57 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu gạo đạt 135 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ.

[Những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2020]

Kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tháng 2 đạt 5,85 tỷ USD, tăng 15,2% so với tháng 1/2021.

Lũy kế 2 tháng đầu năm nhập khẩu đạt 10,92 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, nhập khẩu nguyên liệu chất dẻo tăng 52%, xăng dầu các loại tăng hơn 44%, vải tăng 12%, phụ kiện dệt may, da giày tăng 16% so với cùng kỳ.

Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch 2 tháng đầu năm 2021 đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ 2020, chiếm 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.

Tiếp đến là Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15,1% so với cung kỳ, chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt giữ vị trí thứ ba và thứ tư.

Bên cạnh xuất khẩu, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu hàng đầu của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với gần 3,3 ỷ USD, tăng 78% so với cùng kỳ và chiếm 37% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Singapore là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch đạt 1 tỷ USD, chiếm 11,4%  tổng kim ngạch nhập khẩu.

Bên cạnh các thị trường chính, nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Malaysia cũng có xu hướng tăng nhanh dù chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu nhập khẩu của thành phố./.

Đọc thêm

Xuất khẩu thủy sản đạt gần 4,8 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, dự báo tăng mạnh trong quý III

Xuất khẩu cá tra dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong quý III và những tháng cuối năm (ước tăng khoảng 30%), các sản phẩm hải sản như cá ngừ sẽ vẫn tăng khoảng 15%, mực-bạch tuộc tăng 10%.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau khi tăng 17% trong quý I/2018 với gần 1,8 tỷ USD, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam trong quý II tăng chậm lại với mức 5,7% đạt 2,2 tỷ USD. Nguyên nhân do XK tôm giảm 5% vì giá tôm giảm, nguồn cung tăng.

Bước sang tháng 7, với khoảng 793 triệu USD, XK thủy sản có chiều hướng tăng mạnh hơn (tăng 7%) sau khi mức tăng trưởng chững lại còn 3% trong tháng 6. Kết quả XK thủy sản 7 tháng đầu năm đạt khoảng 4,78 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá tôm hiện đang nhích lên và XK tôm tháng 7 có dấu hiệu hồi phục với khoảng 348 triệu USD đưa tổng XK tôm 7 tháng đầu năm lên gần 2 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm chân trắng chiếm 67% với gần 1,4 tỷ USD, tăng 10% và tôm sú chiếm 23% với 474 triệu USD, giảm 4%.

XK cá tra vẫn duy trì tăng trưởng tốt với 17% trong tháng 7 đạt 197 triệu USD, đưa kết quả XK 7 tháng lên khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 19%. XK cá ngừ vẫn giữ tăng trưởng ổn định 12% trong tháng 7 và đạt 359 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn nguyên liệu khan hiếm cùng với tác động của thẻ vàng IUU khiến cho XK mực, bạch tuộc và các hải sản khác chững lại trong nửa đầu năm nay và tiếp tục xu hướng trong tháng 7. Tổng XK mực, bạch tuộc 7 tháng đầu năm tăng 8% đạt 360 triệu USD, trong khi XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tiếp tục giảm gần 10% với 55 triệu USD.

VASEP dự báo XK tôm sẽ hồi phục trong những tháng tiếp theo vì nhu cầu trên thị trường đang tăng trở lại, giá tôm nguyên liệu trong nước cũng đang bình ổn trở lại và có xu hướng tăng, nông dân sẽ lại an tâm đầu tư nuôi tôm. Giá tôm được dự báo tăng trong khoảng tháng 9 và 10 năm nay. Năm nay, dự báo sản lượng tôm nước lợ đạt 720 nghìn tấn (tăng 13,1% so với ước thực hiện năm 2017) gồm sản lượng tôm sú 290 nghìn tấn (tăng 4,7%) và sản lượng tôm chân trắng 430 nghìn tấn (tăng 0,7%).

XK cá tra dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong quý III và những tháng cuối năm (ước tăng khoảng 30%), các sản phẩm hải sản như cá ngừ sẽ vẫn tăng khoảng 15%, mực-bạch tuộc tăng 10%, dự báo XK thủy sản trong quý III sẽ đạt khoảng 2,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ.

 

Đọc thêm